Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng nào tốt ? Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay là gì ? Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bài viết này hoanluu Blog đã tổng hợp top 10+ thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay.
Xem thêm
- Thuốc trị nhiệt miệng : top 10 loại thuốc bôi, thuốc tây trị triệt để tận gốc
- [Mới nhất 2024] Top 10 thuốc hạ men gan tốt nhất hiện nay
- Top 10 Thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay (Mẹo + thuốc Nam + Tây y)
- Top 10 thuốc bổ mắt tốt nhất hiện nay [BXH 2024 từ Bộ y tế]
- Top 10 thuốc ngủ thảo dược chữa mất ngủ, an thần tốt nhất hiện nay
Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh viêm mũi. Tùy theo cơ địa từng người mà tác nhân gây dị ứng khác nhau, nhưng thường nhất gây viêm mũi dị ứng là các chất bay hơi, khói bụi hoặc phấn hoa. Việc điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu là dùng thuốc để giảm triệu chứng bệnh.
Mục Lục Bài Viết
Viêm mũi dị ứng là gì ?
Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là sốt cỏ khô, là một loại viêm trong mũi xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này.
Có hai loại viêm mũi dị ứng: theo mùa và quanh năm.
Làm sao biết mình có mắc viêm mũi dị ứng hay không ?
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Chất lỏng chảy từ mũi thường là trong.
Những triệu chứng thường gặp của viêm mũi di ứng bao gồm:
- Hắt hơi
- Sổ mũi
- Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
- Ho
- Nghẹt mũi
- Viêm hoặc ngứa họng
- Chảy nước mắt
- Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
- Đau đầu thường xuyên
- Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước
- Phát ban
- Mệt mỏi
- Đau đầu.
Triệu chứng khởi phát thường trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc và chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng làm việc và khả năng tập trung ở trường.
Viêm mũi dị ứng do những nguyên nhân nào gây ra
Viêm mũi dị ứng thường được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng môi trường như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi hoặc nấm mốc. Di truyền và phơi nhiễm môi trường góp phần vào sự phát triển của dị ứng…
Khi hít phải những thứ trên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng.
Một số dạng dị ứng thường gặp:
- Phấn hoa
- Cỏ dại
- Bụi
- Nấm mốc
- Lông thú nuôi
- Khói thuốc
- Nước hoa.
Top 10 thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay
Bạn muốn các triệu chứng khó chịu kia một cách dứt điểm bởi một loại thuốc an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Daubungkinh.vn tham khảo Top 10 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua nhé!
1. Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng – Acrivastine 8mg
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Acrivastine 8mg là loại thuốc kháng sinh, được chỉ định để điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng do phấn hoa, nước hoa, dị ứng thực phẩm, phản ứng với vết cắn của côn trùng,… cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Thành phần
Thành phần có trong mỗi viên thuốc Acrivastine 8mg bao gồm các chất sau:
- Thành phần hoạt chất: Acrivastine 8 mg
- Thành phần tá dược: vừa đủ một viên
Công dụng
Thuốc Acrivastine 8mg là thuốc kháng sinh, có công dụng điều trị các chứng dị ứng cụ thể:
- Viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với phấn hoa, nước hoa
- Dị ứng thực phẩm
- Nhiễm khuẩn Histamin gây nên phát ban da, nổi mề đay mẩn ngứa, nổi mề đay mãn tính vô căn, chàm eczema,…
- Phản ứng với các vết cắn của côn trùng
Cách dùng
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không tự ý tăng liều dùng khi chưa có sự đồng ý và chỉ tăng liều khi thực sự cần thiết.
Liều lượng sử dụng thuốc Acrivastine 8mg được đề nghị như sau:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 8 mg/ lần (tương ứng với một viên thuốc), uống cùng với một cốc nước lớn. Mỗi ngày sử dụng 3 viên. Lưu ý, không sử dụng quá 3 viên thuốc Acrivastine 8mg trong vòng 24 giờ. Không sử dụng viên thuốc để nhai nát hoặc ngậm dưới lưỡi.
- Trẻ em dưới 12 tuổi và người trên 65 tuổi: Không có chỉ định sử dụng. Thuốc chưa được nghiên cứu và chứng minh khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng thuốc này, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em – Oxymetazoline BIDISOL
Thuốc trị viêm mũi dị ứng BIDISOL chứa Oxymetazoline là thuốc xịt mũi được dùng để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sung huyết do dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang…
Thành phần
Oxymetazoline
Công dụng
Oxymetazoline BIDISOL là thuốc thông mũi có công dụng làm co mạch máu trong khoang mũi, giảm triệu chứng sung huyết, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hoặc cảm lạnh thông thường.
Oxymetazoline cũng được dùng cho những mục đích điều trị đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên. Hỏi thăm bác sĩ để biết thêm thông tin.
Cách dùng
Thuốc dùng để nhỏ và xịt mũi, không được dùng để uống hay bôi lên mắt. Không xịt thuốc quá 2 lần trong ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn:
- Xịt 2 – 3 lần hoặc nhỏ 2 – 3 giọt thuốc 0.05% vào mỗi bên cánh mũi 2 lần/ ngày.
- Không dùng quá 2 liều/ ngày.
Liều dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em trên 6 tuổi:
- Xịt 2 – 3 lần hoặc 2 -3 giọt thuốc 0.05% vào mỗi bên cánh mũi.
- Không dùng quá 2 liều/ ngày.
Liều dùng cho trẻ em từ 2 – 6 tuổi:
- Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc hoặc xịt 2 – 3 lần dung dịch 0.025% vào mỗi bên cánh mũi.
- Không dùng quá 2 liều/ ngày.
3.Trị viêm mũi dị ứng thời tiết với thuốc xịt Aladka
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng thời tiết Aladka thuộc nhóm thuốc điều trị mắt và tai mũi họng. Thuốc thường được dùng trong điều trị tại chỗ ở những bệnh nhân đang bị viêm và dị ứng vùng mũi họng như: Viêm xoang cấp tính, viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi vận mạch, viêm mũi sung huyết…
Thành phần
Thuốc Aladka là sự kết hợp giữa 15mg hoạt chất Dexamethason phosphat (dưới dạng Dexamethason natri phosphat), 7,5 mg hoạt chất Xylometazolin hydroclorid, 52500 IU hoạt chất Neomycin (dưới dạng Neomycinsulfat) và lượng tá dược vừa đủ trong một lọ thuốc xịt.
Công dụng
Thuốc Aladka có tác dụng điều trị tại chỗ ở những bệnh nhân đang bị viêm và dị ứng vùng mũi họng như:
- Viêm xoang cấp tính
- Viêm xoang mãn tính
- Viêm mũi dị ứng
- Ngạt mũi, sổ mũi
- Viêm mũi vận mạch
- Viêm mũi sung huyết
Cách sử dụng
Thuốc Aladka được sử dụng như sau:
- Lắc mạnh lọ thuốc
- Mở nắp bảo vệ
- Cầm lọ thuốc theo hướng đứng và xịt thử vào không khí
- Hướng thẳng lọ thuốc vào mũi xịt dứt khoát. Bên cạnh đó người bệnh cần hít nhẹ để thuốc có thể đi sâu vào trong mũi họng
- Đậy kín lọ thuốc bằng nắp bảo vệ sau khi sử dụng.
Liều dùng thuốc đối với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi
Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 nhát xịt.
4.Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì – Azelastine
Azelastine là một loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thuộc nhóm thuốc kháng histamin, được sử dụng để chữa trị các triệu chứng dị ứng của mũi như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Nắm rõ các thông tin về Azelastine sẽ giúp bạn biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn loại thuốc này.
Thành phần thuốc
Thành phần hoạt chất: Azelastine HCL
Công dụng
Thuốc Azelastine chuyên được sử dụng để điều trị các chứng:
- Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Thuốc còn điều trị các chứng dị ứng thời tiết theo mùa khác
Cách sử dụng
Liều dùng với người lớn
- Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thuốc xịt mũi 0,1%: 1 hoặc 2 lần phun vào mỗi bên mũi hai lần mỗi ngày. Thuốc xịt mũi 0,15%: 2 lần phun vào mỗi bên mũi một lần mỗi ngày.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thuốc xịt mũi 0,15%: 2 lần phun vào mỗi bên mũi hai lần mỗi ngày.
Liều dùng trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
- Thuốc xịt mũi 0,1% và 0,15%: 12 tuổi trở lên: 1 hoặc 2 lần phun cho mỗi bên mũi hai lần mỗi ngày nếu viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc xịt mũi 0,15% cũng có thể được dùng 2 lần phun vào mỗi bên mũi một lần mỗi ngày.
- Liều dùng thông thường cho trẻ em bị viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thuốc xịt mũi 0,1%: 5–11 tuổi: 1 lần phun vào mỗi bên mũi hai lần mỗi ngày. 12 tuổi trở lên: 1 hoặc 2 lần phun vào mỗi bên mũi hai lần mỗi ngày.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thuốc xịt mũi 0,1% và 0,15%: 2 tuổi trở lên: 2 lần phun vào mỗi bên mũi hai lần mỗi ngày.
5.Thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Otrivin
Thuốc trị viêm mũi thời iết Otrivin thuộc nhóm thuốc thông mũi. Thuốc hoạt động trên cơ chế thu hẹp co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi, hầu họng nên được dùng khắc phục nhanh triệu chứng nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm lạnh…
Thành phần
Xylometazoline hydrochloride, tá dược vừa đủ.
Công dụng
Thuốc có tác dụng như sau:
- Khắc phục chứng nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh thông thường, viêm xoang, viêm mũi dị ứng theo mùa…
- Điều trị nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Trợ giúp thải dịch tiết khi tổn thương vùng xoang.
- Hỗ trợ điều trị xung huyết niêm mạc mũi, họng trong viêm tai giữa.
- Dùng trong nội soi mũi.
Cách sử dụng
Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nên dùng theo đơn của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Dung dịch xịt mũi Otrivin dùng cho người lớn
- Đối với sản phẩm nhỏ mũi Otrivin 0,1 %, nhỏ mỗi lần 2 đến 3 giọt mỗi bên mũi, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
- Đối với dung dịch phun có phân liều 0,1%, bạn xịt 1 lần mỗi bên mũi, có thể dùng nhắc lại nếu cần, 4 lần mỗi ngày.
Dung dịch xịt mũi Otrivin dùng cho trẻ em
Loại nhỏ mũi:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở xuống: sử dụng sản phẩm nhỏ mũi Otrivin 0,05%, nhỏ cho trẻ từ 1 đến 2 giọt mỗi bên mũi, 1 đến 2 lần mỗi ngày, không quá 3 lần mỗi ngày.
- Đối với trẻ em trên 6 tuổi: sử dụng sản phẩm nhỏ mũi Otrivin 0,1%, nhỏ từ 2 đến 3 giọt mỗi bên mũi, nhỏ 3-4 lần mỗi ngày.
Loại dung dịch phun:
- Dung dịch phun có phân liều Otrivin 0,05% cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tuổi trở xuống, bạn xịt cho trẻ 1 lần mỗi bên mũi, có thể dùng nhắc lại nếu cần, 3 lần mỗi ngày.
- Dung dịch phun có phân liều Otrivin 0,1% cho trẻ trên 6 tuổi, bạn xịt cho trẻ 1 lần mỗi bên mũi, có thể dùng nhắc lại nếu cần, 4 lần mỗi ngày.
- Đặc biệt đối với phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng thận trọng và chỉ sử dụng khi có chỉ định của Bác sĩ.
6.Thuốc xịt mũi, chữa viêm mũi dị ứng, tắc mũi – Coldi-B
Coldi – B cũng là một loại thuốc trị viêm mũi dị ứng “nổi tiếng” trên thị trường được nhiều người tin dùng giống như thuốc otrivin 0,1%. Những người bị sổ mũi mùa, sổ mũi do ốm, cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi do các mũi họng bị viêm hoặc do viêm xoang thường được chỉ định dùng thuốc Coldi – B để hỗ trợ điều trị bệnh.
Với những người bị sổ mũi, ngạt mũi trong mùa lạnh sẽ nhanh chóng nhận được kết quả tích cực sau khi sử dụng thuốc. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: nhức đầu, khô mũi, ngực đánh trống.
Thành phần
- Oxymetazolin hydroclorid 7.5mg
- Camphor 1.1 mg
- Menthol 1.5 mg
- Tá dược vừa đủ 15 ml
Công dụng
Thuốc chỉ định điều trị các chứng:
- Ngạt mũi, sổ mũi trong bệnh viêm mũi
- Viêm xoang
- Viêm mũi họng
- Viêm mũi dị ứng
- Sổ mũi mùa, cảm cúm…
Cách dùng
- Sử dụng thuốc mỗi ngày khoảng 2-3 lần.
- Không nên xịt liên tục mà cần chia đều số lần xịt. Có thể chia làm 2 lần xịt: sáng, tối.
- Chú ý khi xịt cần phải cầm lọ xịt mũi lên thẳng đứng, mở nắp rồi xịt 1-2 nhát liên tục, dứt khoát và xịt sâu vào bên trong.
7.Kê đơn thuốc viêm mũi dị ứng Rhinopront
Thuốc Rhinopront® thường được dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi và viêm xoang, thường gặp ở người bị cảm lạnh, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng theo mùa.
Thành phần
- Carbinoxamin
- dl-Norephedrin
Công dụng
- Điều trị triệu chứng viêm mũi & viêm xoang trong cảm lạnh
- Viêm mũi vận mạch & viêm mũi dị ứng theo mùa
Cách sử dụng
Đối với thuốc dạng viên nang, bạn không được nhai, bẻ hoặc nghiền viên thuốc mà phải nuốt nguyên viên. Bạn uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, vào buổi sáng và buổi tối.
Đối với thuốc dạng si rô, bạn uống buổi sáng và tối, nên uống thêm nước sau khi uống thuốc. Thời gian dùng thuốc từ 2 đến 3 tuần, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thuốc Rhinopront® cho người lớn
- Đối với thuốc dạng viên nang, bạn uống 1 viên thuốc mỗi lần, 2 lần mỗi ngày;
- Đối với thuốc dạng si rô, bạn uống 3 thìa cà phê thuốc mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.
Liều dùng thuốc Rhinopront® cho trẻ em
Đối với thuốc dạng viên nang
Bạn cho trẻ từ 12 tuổi trở lên dùng liều tương tự như người lớn. Trẻ dưới 12 tuổi không được khuyến cáo dùng thuốc dạng viên nang;
Đối với thuốc dạng siro
- Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, bạn cho trẻ uống 3 thìa cà phê thuốc mỗi lần, 2 lần mỗi ngày;
- Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, bạn cho trẻ uống 2 thìa cà phê thuốc mỗi lần, 2 lần mỗi ngày;
- Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bạn cho trẻ uống 1 thìa cà phê thuốc mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.
8.Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Hadocort
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Hadocort là thuốc xịt tai mũi họng với tên thương hiệu là Hadocort – D, có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tai mũi họng. Thuốc Hadocort là thuốc kháng sinh, do đó người bệnh phải thật thận trọng khi sử dụng.
Thành phần
- Xylomethazolin HCL ….. 7,5 mg
- Dexamethason natriphosphat ….. 15 mg
- Neomycin sulphat ….. 75.000UI
Công dụng
Thuốc Hadocort là thuốc xịt tai mũi họng với các thành phần chính là thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tai mũi họng, chống viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng:
- Các bệnh về mũi: Nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi bội nhiễm,…
- Các bệnh về họng: Viêm họng, viêm họng cấp và mãn tính,…
- Các bệnh về tai: Viêm tai ngoài (màng nhĩ không bị thũng), nhiễm trùng ống tai, chứng eczema,…
- Các bệnh về mắt: Viêm mí mắt, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm kết mạc,…
Ngoài ra, thuốc Hadocort còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp, ngăn ngừa nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật, ngăn ngừa nhiễm khuẩn do bị chấn thương, giảm phù nề xung huyết trong tai mũi họng.
Cách dùng
- Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, ngày xịt 3-4 lần, cách nhau 3-4 giờ.
- Làm sạch nơi định xịt thuốc.
- Mở nắp bảo vệ.
- Dùng tay ấn vào nắp bình, xịt thử vào không khí đến khi được sương mù đồng đều, sau đó mới xịt vào mũi họng đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi họng hoặc hơi nghiêng tai để thuốc vào trong.
9.Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất với thuốc xịt mũi Thái Dương
Công ty cổ phần Sao Thái Dương đã thành công trong đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm Thuốc xịt mũi Thái Dương – liệu pháp mới trong điều trị viêm mũi – viêm xoang dị ứng mới có nguồn gốc thảo dược.
Thành phần
Thuốc được bào chế với các thành phần và hàm lượng như sau:
- Nghệ vàng: 2g
- Menthol: 20mg
- Camphor: 20mg
- Tá dược: vừa đủ 20ml
Công dụng
Điều trị các triệu chứng:
Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt dẫn đến đỏ mũi, ngứa họng, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu. Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm tắc, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán…mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên. Ngứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm.
Cách sử dụng
Nếu bị hắt hơi liên tục không dứt hoặc bị viêm mũi dị ứng mạn tính: Sử dụng liên tục 30 ngày để điều hòa căn bản niêm mạc mũi, giúp niêm mạc khỏe mạnh. Mỗi khi cảm thấy mũi có dấu hiệu ngứa, chuẩn bị hắt hơi hay sổ mũi, nghẹt mũi thì dùng 1 – 2 lần.
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng cấp: Sử dụng 3 – 5 ngày đến khi hết các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt mũi Thái Dương:
- Sau khi mở nắp chai thuốc xịt mũi Thái Dương thì bơm bỏ đi 1 – 2 lần xịt đầu tiên.
- Sau đó cho vòi xịt vào mũi và bấm nhanh vào mỗi bên mũi 1 – 2 lần.
- Hít nhẹ mũi sau khi bơm để thuốc phân tán sâu vào xoang mũi.
- Cách 1 – 2 giờ thì xịt mũi 1 lần, xịt nhiều lần mỗi ngày.
10.Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là cách đơn giản, hiệu quả mà lại ít tốn kém được đông đảo người bệnh sử dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng nước muối chữa viêm mũi dị ứng đúng cách giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
Nước muối pha loãng nồng độ 0,9% có tính chất sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả, được sử dụng làm sạch vết thương bên ngoài, tránh viêm nhiễm.
Các thành phần trong nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ngăn ngừa sự hình thành và làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do bệnh gây ra.
Hướng dẫn thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có ưu điểm nổi trội là cách thực hiện đơn giản, an toàn nên có thể chữa được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Chuẩn bị:
Trước khi tiến hành dùng nước muối chữa viêm mũi dị ứng thì người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ tay, xi lanh (đã bỏ kim) đựng nước muối.
Có thể pha nước muối theo tỷ lệ 9g muối với 100ml nước hoặc mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc.
Thực hiện:
Bước 1: Đưa người về phía trước, nghiêng đầu qua bên phải một góc 45 độ nếu thực hiện thao tác xịt mũi bên trái trước, nếu xịt nước muối mũi bên phải trước thì nghiêng đầu qua trái.
Bước 2: Cho vòi xịt xi lanh vào lỗ mũi, rồi xịt nhẹ nhàng để nước vào mũi không quá nhiều và chảy qua lỗ mũi còn lại. Khi thực hiện, người bệnh cần phải há to miệng để nước muối không chảy xuống tai.
Bước 3: Thực hiện lặp lại thêm 1 lần nữa tại mũi này, sau đó chuyển sang mũi bên kia.
Bước 4: Thực hiện xong bước 3 thì phải hỷ nhẹ mũi để dịch nhầy trong mũi ra hết. Không được hỷ mạnh nếu không dịch nhầy có thể tràn sang các khoang khác gây viêm nhiễm xoang đó.
Ngoài ra, có thể kết hợp nước muối sinh lý và nước ép tỏi
Thành phần của nước ép tỏi có các hoạt chất chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, nó được sử dụng để chữa trị viêm mũi hiệu quả. Khi kết hợp với nước muối sinh lý sẽ có hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Cách thực hiện: Dùng 1 cốc nước muối sinh lý, cho thêm 3 – 4 thìa cà phê nước ép tỏi; khấy đều. Tiếp theo, dùng xi lanh để hút và bơm dung dịch này vào xúc rửa hai bên lỗ mũi; tương tự như cách làm ở trên.
Lời kết
Trên đây là Top 10 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại mà Daubungkinh.vn đã chia sẻ. Hy vọng với những gợi ý này, bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh với một loại thuốc phù hợp.
Các tìm kiếm liên quan đến thuốc trị viêm mũi dị ứng
thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng
kê đơn thuốc viêm mũi dị ứng
cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
viêm mũi dị ứng thời tiết
chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em
viêm mũi dị ứng có lây không
viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì